1000 - 1599[2] Lịch_sử_quang_học

Châu Âu

Vào thời kỳ này, quang học có những bước phát triển quan trọng ở châu Âu. Đầu tiên, những người châu Âu đã bác bỏ sai lầm của những người Hy Lạp cổ đại cho rằng ánh sáng phát ra từ mắt, vì vậy mắt quan sát được vật. Những thấu kính phóng đại đầu tiên hoạt động hiệu quả thực sự bắt đầu được chế tác vào thập niên 1200. Và vào thập niên 1400, các thấu kính đã được dùng để làm kính để đọc sách.

Đề cập đến những nhân vật cụ thể thời kỳ này, đầu tiên có thể kể tới Robert Grosseteste. Vị giám mục và học giả người Anh này đã giới thiệu các bản dịch khoa họctriết học của Hy Lạp và Ả Rập đối với châu Âu. Ông theo đuổi các nghiên cứu về hình học, quang học và thiên văn học. Về quang học, ông làm thí nghiệm với gương và thấu kính. Ông là một trong những người đầu tiên chế tạo thấu kính với hiệu quả phóng đại thực sự. Và ông cũng dùng quang học để bàn luận về thiên văn học. Cụ thể, ông khẳng định Ngân Hà là dải tập hợp ánh sáng của nhiều vì sao nhỏ và ở gần nhau.

Một người Anh khác đó là Roger Bacon. Ông là học trò của Grosseteste. Trong tác phẩm Opus Maius, ông đã đánh giá hiểu biết của thời đó về sự phóng đại của các vật thông qua thấu kính lồi. Nột số chuyên luận khác như De Multiplicatione SpecierumPerspectiva đánh giá nguyên lý buồng tối. Nhưng ông lại không mô tả các thiết bị của mình. Bacon là người đầu tiên nêu lý thuyết rằng thấu kính có thể ứng dụng để khắc phục các tật của mắt, đồng thời ông áp dụng hình học vào nghiên cứu quang hình học. Bacon phát biểu nhưng không chứng minh màu sắc của cầu vồng do sự phản xạ và khúc xạ của ánh sáng mặt trời thông qua những giọt mưa.

Kể từ thời của hai nhà khoa học người Anh trên, cũng giống như nhiều lĩnh vực khoa học khác, quang học dần trở thành lĩnh vực của riêng của châu Âu. Ngoài việc lý giải về các hiện tượng ánh sáng, người châu Âu đã giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng các lý thuyết quang học. Đồng thời, bằng quang học, họ nhìn ra vũ trụ nhiều hơn và phát hiện được nhiều điều.

Thế giới Hồi giáo

Avicenna nêu ra sự cảm nhận ánh sáng là do sự phát xạ từ một nguồn nào đó, vì thế tốc độ của ánh sáng không phải là vô hạn. Trong khi đó, Averroes viết nhiều sách về lĩnh vực quang học, kết hợp những nghiên cứu của người Hồi giáo với những gì đạt được trong thời Hy Lạp cổ đại. Sau đó, các nghiên cứu ánh sáng của thế giới Hồi giáo dần ít đi và quang học Hồi giáo dần trở nên tàn lụi.

Trung Quốc

Shen Kua đã viết một cuốn sách mang tên Mộng hồ luận, trong đó ông trình bày về gương lõm và các tiêu điểm. Ông lưu ý rằng ảnh phản xạ trong một gương lõm bị lộn ngược cũng như ông mô tả về buồng tối. Người ta còn kể rằng ông đã xây dựng một quả cầu thiên thể và đồng hồ mặt trời bằng thiếc.

Vài trăm năm sau, Chiang KhueiFang Cheng đề cập đến sự tương tác giữa giữa chuyển động và sự chiếu sáng trong tác phẩm Meng Liang Lu.

Sau những thành tựu như vậy, người Trung Quốc dần không có những nghiên cứu mới về quang học. Khoa học nói chung và quang học nói riêng đã tàn lụi tại quốc gia Đông Á này trong nhiều năm sau đó.

Niên đại

1000 - 1599
Thời gianSự kiện
1270Vitello xứ Silesia, nhà vật lý người Ba Lan, hoàn thành một cuốn sách mang tên Perspectiva (sở dĩ như vậy bởi vì ở thời này, quang học được gọi là phối cảnh"). Đây là chuyển động quan trọng nhất về quang học trong thời kỳ Trung Cổ, và nó được sử dụng cho đến thế kỷ 17
1275Albert Cả, người được coi la vị thánh bảo trợ tự nhiên nghiên cứu hiệu ứng cầu vồng của ánh sáng và trình bày rằng tốc độ của ánh sáng tuy cực kỳ nhanh, nhưng hữu hạn. Ông còn nghiên cứu tác dụng làm đen bạc nitrat của ánh sáng của Mặt Trời
1303Bernard xứ Gordon, một bác sĩ người Pháp, viết trong tác phẩm Lilium Medicinae nói về việc sử dụng kính đeo mắt làm phương tiện khắc phục viễn thị. Đó là tác phẩm đầu tiên nói về việc sử dụng thấu kính để khắc phục tật nhìn.
1304Theodoric xứ Freibergm một thầy tu dòng Dominic, chứng minh rằng cầu vồng là kết quả của sự khúc xạ và phản xạ của ánh sáng của mặt trời thông qua những giọt mưa. Điều đó khẳng định rằng Roger Bacon và Aristotle là sai. Nhà triết học người Hy Lạp đã nói rằng cầu vồng phát sinh ra từ cả một đám mây
1472Regiomontanus thực hiện quan sát đầu tiên được ghi nhận về sao chổi Halley
1520Franciscus Maurolycus đã viết quyển De Subtilitate để trình bày về ánh sáng và cách bố trí ánh sáng phù hợp trong rạp hát
1521Franciscus Maurolycus viết quyển Theoremata De Lumine Et Umbra Ad Perspectivam trong đó ông lý giải về cách chế tạo kính hiển vi. Ông còn quan sát được rằng bóng của một vật trong buồng tối di chuyển ngược với vật, đồng thời ông đã quan sát nhật thực bằng buồng tối. Trong khi đó, trong bản dịch tác phẩm Chuyên luận về Kiến trúc của Vitruvius, Caesare Caesariano mô tả một thí nghiệm với buồng tối được thực hiện bởi Papnutio. Trong thí nghiệm này, một cái ông hình nón trên tường được sử dụng để tạo ảnh của vật bên ngoài phòng.
1545Reinerus Gemma-Frisius xuất bản De Radio Astronomica Et Geometrico, mô tả và vẽ lại nhật thực vào năm 1544 mà ông quan sát được tại Louvain vào ngày 24 tháng 1.
1550Girolamo Cardano đã cho xuất bản cuốn De Subtilitate Libri, mô tả một buồng tối với một thấu kính lồi. Ông còn mô tả các cải tiến trong mô hình của ông
1551Erasmus Reinhold tường thuật việc sử dụng một buồng tối lỗ nhỏ để quan sát nhật thực và mô tả cách sử dụng buồng tối. Ông còn nhắc quan sát các vật xung quanh ông với buồng tối lỗ nhỏ
1556Georg Fabricius mô tả việc thêm vào một dung dịch muối và bạc nitrat vào những quặng nhất định, thì kim loại sẽ chuyển từ màu trắng sang màu đen dưới ánh sáng mặt trời
1558Giovanni Battista Della Porta cho xuất bản cuốn Magiae Naturalis Libri, đề cập đến một vài chi tiết của buồng tối. Trong một tác phẩm khác sau này, ông so sánh mắt người với camera và lý giải sự nhìn theo khúc xạ, lăng kính, thấu kính và trình bày về quang học nói chung
1568Daniel Barbaro cho xuất bản La Practica Della Perspectiva, mô tả một thấu kính hai mặt lồi để tăng nét hình ảnh trong một buồng tối. Ông còn trình bày hình sắc nét ông thu nhận được từ phương pháp đó và khuyên các họa sĩ nên sử dụng phương pháp này
1572*Tycho Brahe phát hiện ra sự xuất hiện đột ngột của siêu tân tinh thông qua ánh sáng của nó và đề xuất rằng vũ trụ biến đổi không ngừng. Trong khi đó, Freidrich Risner dịch các tác phẩm về quang học của AlhazenVitello sang tiếng Latin và đưa những khái niệm và kết quả của họ đến với châu Âu